Khi nào giá vé máy bay quốc tế trở nên phải chăng?

Giá vé máy bay của nhiều hãng hàng không quốc tế được dự báo sẽ tiếp tục tăng tới 25% trong tương lai do chi phí nhân sự, tài nguyên cùng việc tập trung phát triển công nghệ bền vững.

Hàng không phá sản, giá vé tăng

Hãng hàng không Flybe của Vương Quốc Anh đã phải tuyên bố đóng cửa các đường bay đến ba lần, lần đầu tiên vào tháng 3.2020.

Mặc dù đã có những nỗ lực phục hồi trong việc khai thác các tuyến đường bay nội địa và quốc tế tại Anh, hãng hàng không này vẫn không tránh khỏi việc phải tiếp tục ngưng hoạt động chỉ hai năm sau đó. Flybe tuyên bố đóng cửa thêm một lần nữa vào ngày 28.1.2023 – theo CNN.

Flyr là hãng hàng không đưa ra tuyên bố tiếp theo, chỉ 3 ngày sau tuyên bố đóng cửa các đường bay của Flybe, mặc dù Flyr mới chỉ đi vào hoạt động vào năm 2022 tại Na Uy.

Hãng hàng không Flybe
Hãng hàng không Flybe

Steve Ehrlich, chủ tịch tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ phi công bị sa thải cho biết tác động của đại dịch đối với ngành hàng không được thể hiện rõ nhất qua sự gia tăng đáng báo động của các hãng hàng không tuyên bố ngừng hoạt động trong khoảng thời gian gần đây, đồng thời chỉ ra rằng đại dịch đã phơi bày những điểm yếu mới trong ngành hàng không.

Mặc dù năm 2023 được đánh giá là khoảng thời gian hoàn hảo để lên kế hoạch cho các chuyến du lịch, đây lại là khoảng thời gian các hãng hàng không tuyên bố ngừng cung cấp dịch vụ, hoặc thậm chí phá sản.

Đồng thời, theo dữ liệu từ Flight Centre, giá vé một chuyến bay đã tăng 36% trong năm 2023. Một số điểm đến đã không còn có giá thành phải chăng đối với đại đa số khách du lịch. Chi phí tới New Zealand được ghi nhận đã tăng 81% so với cùng kỳ năng ngoái, trong khi các chuyến bay từ Vương quốc Anh tới Nam Phi tăng 42% đối với vé hạng phổ thông và 70% đối với vé hạng thương gia.

Công ty phân tích dữ liệu thuộc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ForwardKeys cho biết số lượng khách đặt vé máy bay trên phạm vi toàn cầu giảm tới 22% trong quý đầu tiên của năm 2023. Tại châu Á, số lượng khách đặt chỗ giảm 46%, tình trạng tương tự cũng đã diễn ra tại khu vực Trung Đông (giảm 5%), Mỹ (giảm 9%), châu Âu (giảm 15%) và châu Phi (giảm 18%). Tuy nhiên, ForwardKeys cho biết tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu vì mùa hè năm 2023 được dự kiến là mùa cao điểm du lịch.

Cú huých với các hãng hàng không khó khăn

Đại dịch đã gây nên những ảnh hưởng nặng nề hơn bao giờ hết đối với ngành hàng không. Kể từ năm 2020, đã có không dưới 64 hãng hàng không tuyên bố ngừng hoạt động, mặc dù đã có một số cái tên có nỗ lực khôi phục hoạt động, phần lớn các hãng hàng không tuyên bố ngừng hoạt động đã đóng cửa vĩnh viễn.

Không chỉ các hãng hàng không giá rẻ, một số hãng hàng không lớn có tên tuổi cũng nằm trong danh sách thông báo ngừng hoạt động như hãng hàng không quốc gia Italia Alitalia, hay Air Namibia.

Mặc dù vậy, Miquel Ros – nhà sáng lập kèm biên tập viên trang web Allplanes – bày tỏ cái nhìn tích cực đối với tình trạng này, ông cho rằng đại dịch chính là cú huých phù hợp đối với các hãng hàng không đang gặp khó khăn.

Có nhiều hãng hàng không đã và đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, hoặc không có quy mô và tầm nhìn chiến lược nhằm cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không lớn, việc họ công bố phá sản chỉ là vấn đề thời gian. Tình trạng này thậm chí đã diễn ra trước khoảng thời gian đại dịch bùng phát.

Trong năm 2018, đã có 18 hãng hàng không quốc tế tuyên bố đóng cửa, sang năm 2019, con số này đã tăng lên 34, lý do chính là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng có tên tuổi đã đẩy những hãng với quy mô nhỏ hơn vào trạng thái khủng hoảng. Mặt khác, trong năm 2020 có 31 hãng hàng không tuyên bố ngừng hoạt động, tuy nhiên trong năm 2021 và 2022, con số này đã giảm đáng kể xuống chỉ còn 19 và 12.

Hãng hàng không American Airlines
Hãng hàng không American Airlines

Murdo Morrison, chiến lược gia tại FlightGlobal, lại cho rằng việc có nhiều hãng hàng không tuyên bố ngừng hoạt động do đại dịch là không chính xác. Việc vận hành một hãng hàng không từ lâu đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chưa kể những khó khăn khác trong việc thiếp lập mô hình, chiến lược kinh doanh. Flybe thông báo ngừng hoạt động lần đầu tiên vào ngày 5.3.2020, khoảng thời gian này thậm chí còn chưa xảy ra đại dịch. Việc họ thông báo đóng cửa chủ yếu do mô hình chiến lược kinh doanh không phù hợp, do đó lần thông báo đóng cửa tiếp theo là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất là việc phục hồi sau đại dịch, một số hãng hàng không đã gặp khó khăn khi phải đối mặt với số lượng khách quá lớn, dẫn đến thiếu hụt nhân công, gây nên sự chậm trễ trong khâu sắp xếp hành lý, kiểm tra an ninh, thậm chí một số hãng còn không có đủ số lượng phi công.

Tại Mỹ có bốn hãng hàng không lớn là American, Delta, Southwest và United Airlines. Do đó, việc lựa chọn hãng hàng không trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đối với du khách tại quốc gia này.

>>Xem thêm: Văn phòng đại diện hãng hàng không American Airlines tại Việt Nam

Do đó, Pere Suau-Sanchez, giảng viên cao cấp về quản lý vận tải hàng không tại Đại học Cranfield thuộc Vương quốc Anh và Đại học Mở Catalonia tại Tây Ban Nha cho biết, các hãng hàng không nhỏ đang có xu thế sáp nhập vào các tổ chức lớn. Đơn cử tại châu Âu, IAG đã nắm quyền sở hữu các hãng Aer Lingus, British Airways, Iberia, Level và Vueling.

Suau-Sanchez nhận định trong tương lai, giá vé máy bay sẽ tiếp tục tăng đến 25% do chi phí nhân sự, tài nguyên cùng việc tập trung phát triển công nghệ bền vững. Morrison thì lại cho rằng ngành hàng không tại châu Âu đã phục hồi trở lại với sự cạnh tranh cùng nhu cầu di chuyển tăng cao.

Mặc dù giá vé vẫn đang trên đà tăng do nhu cầu di chuyển tăng cao cùng phí duy trì đắt đỏ, sẽ đến một khoảng thời gian khách du lịch có thể mua vé với giá phải chăng hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại.

Nguồn: Internet

Viết một bình luận