Vận tải hàng không và đường sắt tháng 1 tăng gần 35%

Vận tải hành khách tháng 1 sôi động do nhu cầu đi lại và du lịch của người dân tăng cao trong dịp cao điểm Tết, với mức tăng gần 35% so với cùng kỳ, riêng vận tải ngoài nước tăng mạnh hơn 22 lần. Trong đó, ngành đường sắt ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tăng gần 274%, tiếp đến là hàng không.

Sân bay Quốc tế Nội Bài
Sân bay Quốc tế Nội Bài

Thông tin tại cuộc họp giao ban tháng 1/2023 của Bộ Giao thông vận tải chiều ngày 31/1. Ông Nguyễn Trí Đức, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải, đánh giá trong tháng đầu tiên của năm 2023, lĩnh vực vận tải tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực.

Cụ thể, sản lượng vận tải hàng hóa ước đạt gần 203 triệu tấn, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng vận chuyển hành khách tháng 1 ước đạt 341,7 triệu lượt khách, tăng 34,7%.

Vận tải hành khách khởi sắc

Theo ghi nhận, vận tải hành khách tháng 1 sôi động hơn so với tháng trước khi nhu cầu đi lại và du lịch của người dân tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Còn vận tải hàng hóa có mức tăng thấp hơn do vận chuyển hàng hóa phục vụ Tết đã diễn ra từ tháng trước và số ngày làm việc của các hãng vận chuyển ít hơn khi kỳ nghỉ Tết rơi vào tháng 1.

Thống kê cho thấy vận tải hành khách tháng 1 ước đạt 341,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 11,9% so với tháng trước và tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 29,4%). Luân chuyển đạt 19 tỷ lượt khách.km, tăng 16% so với tháng trước và tăng 71,3% so với cùng kỳ năm trước. (cùng kỳ năm trước giảm 28,7%).

Trong đó, vận tải trong nước ước đạt 340,6 triệu lượt khách vận chuyển. Tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước và 15,3 tỷ lượt khách.km luân chuyển, tăng 40,8%.

Còn vận tải ngoài nước ước đạt 1,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng trưởng mạnh mẽ 22,4 lần và 3,7 tỷ lượt khách.km luân chuyển. Gấp 19,8 lần cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành vận tải, tất cả các ngành trong tháng 1 đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Nghành Đường sắt ghi nhận mức tăng mạnh nhất

Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết vận chuyển ngành đường sắt ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tăng gần 274%, tiếp đến là hàng không, tăng hơn 140%. Đường biển tăng hơn 58%, đường thủy tăng 37% và đường bộ tăng hơn 33% so với cùng kỳ năm 2022.

Sau 2 năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt từng bước hồi phục với nhiều tín hiệu khả quan như sản lượng, doanh thu vượt kế hoạch, kinh doanh vận tải có nhiều khởi sắc…

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, ngành đường sắt dồn lực phục vụ cao điểm Tết thông qua việc bổ sung ghế phụ những ngày cao điểm hoặc nối thêm xe, chạy thêm tàu… để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng tàu hỏa tăng cao.

Còn vận tải hàng hóa trong tháng 1 ước đạt 202,8 triệu tấn hàng hóa, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 0,6%); luân chuyển đạt 34 tỷ tấn.km, giảm 14,9% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 1,6%).

Trong đó, vận tải trong nước đạt 199,3 triệu tấn vận chuyển, tăng 16,4% và 20,2 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 13,8%; vận tải ngoài nước đạt 3,5 triệu tấn vận chuyển, tăng 8% và 13,8 tỷ tấn.km luân chuyển, giảm 5%.

Phân theo từng ngành, trong tháng đầu năm mới, chỉ có vận tải hàng hóa qua đường thuỷ và đường bộ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng trong khi các hình thức khác sụt giảm, với mức tăng lần lượt 34,9% và 14% so với cùng kỳ.

Thông tin liên hệ đặt vé máy bay, vé tàu trên toàn quốc:

Tổng đài bán vé máy bay: 1900 1812

Tổng đài bán vé tàu hỏa: 1900 636 212

Nguồn: Tổng hợp

Viết một bình luận